Skip to content Skip to sidebar Skip to footer
Nghệ thuật xăm mình của Nhật bản có bề dày lịch sử rất lâu đời. Mỗi hình xăm truyền thống đều mang một ý nghĩa riêng, gắn liền với văn hóa, lịch sử và đời sống của người dân đất nước mặt trời mọc.

Nghiên cứu về nghệ thuật xăm mình, khi giải nghĩa thuật ngữ có nguồn gốc xuất phát từ Polynesia này (từ tattoo là từ mượn của từ tatau trong tiếng Polynesia), một số nhà nghiên cứu đi theo mối liên hệ giữa ngữ nguyên của nó với các từ “ta” – nghĩa là bức tranh và “atu” – nghĩa là linh hồn. Còn một số khác lại đi theo mối liên hệ với tên của vị thần Tiki, là vị thần trong truyền thuyết, người đã dạy cho người dân Polynesia cách trang điểm cơ thể họ.

Thế nhưng, lịch sử của tattoo lại không phải bắt đầu trên những hòn đảo của Thái Bình Dương. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những pho tượng nhỏ thời kỳ đồ đá mới tại Hungary có niên đại 5 nghìn năm trước công nguyên. Trên ngực và phần mông của những khối hình người cổ đại này có các trang trí hoa văn.

Dù cho rằng khu vực châu Á Thái Bình Dương không phải là nơi khởi nguồn của nghệ thuật xăm, nhưng đây chính là nơi mà loại hình nghệ thuật này đạt được sự phát triển đỉnh cao. Và minh chứng không thể tranh cãi đó chính là nghệ thuật xăm của Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ VI, những kẻ phạm tội ở đất nước mặt trời mọc bị đánh dấu bằng thích chữ hoặc hình ảnh. Công việc này trong tiếng Nhật gọi là “nesaku”. Trên cơ thể những kẻ vi phạm pháp luật thời đó, người ta thậm chí có thể đọc được toàn bộ tiểu sử phạm tội của anh ta. Cùng với thời gian, công việc xăm mình của Nhật Bản đã phát triển và dần trở thành một môn nghệ thuật đích thực – horimono phát triển rực rỡ vào nửa sau của thế kỷ XVIII.

Đọc thêm  Xăm Hình Và Dị Ứng: Cách Xác Định Nguy Cơ Và Phòng Tránh

Sau đây là những lý giải cặn kẽ về những hình xăm của đất nước Nhật Bản:

1. Jurōjin – (Thọ Lão Nhân) vị thần thông thái và trường thọ. Cây trượng thiêng của ngài cuộn tròn ở phía trên đầu, tương truyền trong đó chứa đựng bí mật về muôn loài, cùng với những bí quyết trường sinh bất tử. Trong các hình xăm, Jurōjin được thể hiện bằng hình ảnh một cụ già thông thái đội chiếc mũ hiền triết.

2. Hotei – (Bố Đại, hiện thân của phật Di Lặc) vị thần đầy lòng từ bi mang lại hạnh phúc. Ông có chiếc bụng lớn mập tròn tượng trưng cho tấm lòng rộng lượng bao dung.

3. Khuôn mặt – biểu tượng cho tiếng nói của chính quyền Samurai, là hình ảnh của người dân thành thị dũng mãnh và dữ tợn

4. Chim hạc – một biểu tượng khác của sự trường thọ, người bạn đồng hành thủy chung của Jurōjin. Một số nơi tin rằng những người giác ngộ đạo lý sẽ được chim hạc đưa lên thiên đình, trở thành bất tử.

5. Kintaro (Cậu bé vàng) – nhân vật thần thoại dân gian Nhật Bản, giúp vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cậu được sinh ra ở vùng núi, và ngay từ bé đã có những năng lực phi thường. Do không có những đứa trẻ khác sống cùng để làm bạn, Kintaro đã kết bạn với muông thú. Cậu học và hiểu được tiếng nói của muôn loài.

Đọc thêm  Phương pháp xăm hình Handpoke: Kỹ thuật truyền thống trong thời hiện đại

6. Hamaraki – dùng để bảo vệ linh hồn khỏi những thế lực ác hại bên ngoài (là một bộ phận trong trang phục chiến đấu của Samurai). Hamaraki là dây đai đặc biệt được các Samurai buộc quanh bụng. Trong văn hóa Nhật Bản, bụng – hara – được coi là vùng tập trung sinh lực, nơi chứa đựng linh hồn, vì vậy cần được đặc biệt chú ý.

7. Mẫu đơn – biểu tượng chống lại những thế lực xấu. Cần biết rằng, mẫu đơn vốn được coi là biểu tượng theo truyền thống Trung Quốc. Ở đây ta có thể nhận ra sự chống đối với cúc đại đóa, là biểu tượng truyền thống của gia đình hoàng tộc Nhật Bản.

8. Thư pháp – chữ ký của nghệ nhân. Nghề xăm mình nghệ thuật – horisi – khá được coi trọng ở Nhật, vì vậy, những người có tay nghề không ngần ngại ghi dấu ấn riêng của mình bằng phong cách thể hiện cùng với chữ ký.

9. Rồng – biểu tượng cho sức mạnh, sự thông thái và phồn vinh. Hình ảnh rồng luôn có quan hệ chặt chẽ với hình ảnh cá chép, vốn dĩ lớp vảy của rồng là vảy của loài cá này. Hình tượng về rồng ở phương Đông rất khác biệt với rồng ở phương Tây. Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, rồng là sinh vật của cõi âm, là sinh vật phù trợ thần thánh, có thể hút nước phun mây. Rồng mang lại sự thịnh vượng và giàu có, kết nối cả ba vùng đất, nước và bầu trời: sống dưới nước, có chân để di chuyển trên cạn và có thể bay trên trời.

Đọc thêm  Xăm Hình Toàn Thân: Những Người Đã Dành Cả Đời Cho Nghệ Thuật Trên Da

10. Lá phong – biểu tượng của trường thọ (cây phong có thể sống đến 200 tuổi). Tuy nhiên, hình ảnh cây phong (đặc biệt trong hội họa) lại là biểu tượng cho mùa thu, sự già cỗi và biến đổi khắc nghiệt của thời gian.

11. Cá chép – biểu tượng của sự kiên định, cứng cỏi và sức mạnh nam tính. Những đức tính này có được là nhờ sức sống phi thường của chúng. Trong các truyền thuyết, cá chép cũng được coi là loài cá linh thiêng. Hình ảnh cá chép xăm trên mình có ý nghĩa mang đến cho chủ nhân của nó sức khỏe, trường thọ và con đàn cháu đống.

12. Kintaro trưởng thành – trong một vài trường hợp hiếm hoi, cậu bé vàng được thể hiện trên các hình xăm như một chiến binh trưởng thành – khoác trang phục Samurai và cầm dao găm. Tuy nhiên, bối cảnh thì không hề thay đổi, cậu chiến đấu với một con cá chép dũng mãnh. Bối cảnh quen thuộc này thể hiện năng lực phi thường của người anh hùng nhỏ tuổi

13. Cúc đại đóa – tượng trưng cho sự hoàn mỹ, một trong những biểu tượng chính của đất nước mặt trời mọc

Liên hệ
Đặt lịch ngay

LuckyTattoo © 2025 . All Rights Reserved.

Language »
All in one